Home Giải pháp dinh dưỡng Dinh dưỡng cho người bị loãng xương

Dinh dưỡng cho người bị loãng xương

by Nguyễn Hoàng Sơn

Dinh dưỡng cho người bị loãng xương sẽ trình bày nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, dinh dưỡng cho người bị loãng xương.

Loãng xương là gì?

Loãng xương, còn được gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương trở nên giòn hơn, dễ tổn thương và dễ gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém. Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.

dinh dưỡng dành cho người bệnh loãng xương

dinh dưỡng dành cho người bệnh loãng xương

Nguyên nhân loãng xương

Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mới để thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vì bạn hấp thụ ít canxi và vitamin D – là những chất liệu tạo thành xương. Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm đối với xương. Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi bạn được 30 tuổi, là lúc bạn có khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu hủy nhiều hơn tạo ra.

Ở phụ nữ, loãng xương xảy ra chủ yếu khi đã mãn kinh, trong 5 năm đầu mãn kinh người phụ nữ bị tiêu xương rất nhanh, lượng xương mất đi chiếm tới 1/3 tổng số xương mất cả đời người, phụ nữ trên 50 tuổi có tới 50% khả năng bị gãy xương do loãng xương. Đặc tính này là chung của phụ nữ mọi chủng tộc nhưng những phụ nữ châu Á và người Capca có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

nguyên nhân loãng xương do thiếu canxi

nguyên nhân loãng xương do thiếu canxi

Những nguyên nhân chính gây loãng xương

  • Tiền sử gia đình có người bị loãng xương hoặc bị gãy xương chỉ từ những chấn thương nhỏ. Những phụ nữ có cha mẹ hoặc ông bà đã được chẩn đoán và điều trị loãng xương, gãy xương do giảm mật độ xương, là nhóm có nguy cơ cao hơn.
  • Phụ nữ có tạng xương nhỏ và mảnh có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những phụ nữ khác.
  • Nhóm người bị những bệnh phải sử dụng một số thuốc có tác dụng tiêu hủy xương nhanh sẽ dễ bị loãng xương. Các thuốc đó là:
  • Corticosteriod (như cortison, prednison…) để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus, các bệnh tự miễn dịch, hen và sau cấy ghép mô hoặc bộ phận vào cơ thể.
  • Hormon tuyến giáp (dùng lượng lớn).
  • Thuốc chống co giật.
  • Thuốc kháng acid chứa nhôm, dùng điều trị bệnh đường tiêu hóa.
  • Heparin, dùng để phòng đông máu.
  • Cholestyramin dùng để kiểm soát mức cholesterol máu.
  • Các hormon giải phóng hormon hướng sinh dục dùng để điều trị bệnh nội mạc tử cung.
  • Hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến mức tiết estrogen nên cũng có thể làm tăng mất xương.
  • Ăn uống thiếu canxi hoặc vitamin D. Hai chất này đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì độ chắc chắn của xương nên cần bổ sung dưới dạng ăn thực phẩm giàu các thành phần này hoặc dạng viên uống.
  • Ít vận động làm xương kém chắc và mỏng đi, lâu ngày có thế bị gãy.

Triệu chứng loãng xương

  • Đau xương
  • Đau nhức các đầu xương.
  • Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.
  • Đau nhức như châm trích toàn thân.
  • Đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.
  • Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.
  • Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).
  • Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.
  • Thường có kèm theo các bệnh của người có tuổi như: béo bệu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp …
  • Khi đã có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng nêu trên, khối lượng xương của cơ thể thường đã giảm 30%. Lúc này trên phim X-quang thường có thể thấy rõ hiện tượng loãng xương như xương tăng thấu quang.
đau lưng do loãng xương

đau lưng do loãng xương

Cách phòng ngừa loãng xương

  • Khi đã bị loãng xương, phải điều trị tích cực và lâu dài. Các thuốc để điều trị tích cực đều khá đắt tiền nên chi phí điều trị thường quá cao so với mức sống của đa số nhân dân lao động. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.
  • Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo đảm khối lượng khoáng chất đỉnh của bộ xương cao nhất lúc trưởng thành. Một người khỏe mạnh thường có khối lượng xương đỉnh cao nhất ở độ tuổi 20-30. Nếu khối lượng xương đỉnh tăng 10%, sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Vì vậy, ngay từ hôm nay, hãy bắt đầu chăm sóc sức khỏe xương khớp của mình nhé.
  • Bảo đảm một chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein và khoáng chất cho các bà mẹ khi mang thai (để em bé có bộ xương chắc khỏe ‘ vốn liếng’ tốt nhất), khi cho con bú (để đủ canxi cho sự phát triển bộ xương của trẻ ngay từ ban đầu).
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất để nuôi dưỡng xương cho tất cả mọi người trong suốt cuộc đời.
  • Ở phụ nữ tốc độ mất xương sẽ cao nhất sau mãn kinh 5 – 7 năm. Vì vậy, hàng ngày hãy bổ sung canxi & vitamin D vào khẩu phần ăn để giảm nguy cơ các bệnh về xương khớp.

Thực phẩm nên dùng:

  • Sữa tất nhiên là món không nên quên, nhưng với nhiều người không dung nạp được sữa tươi thì sữa chua là biện pháp thay thế.
  • Các loại cá biển có nhiều dầu omega-3 như cá thu, cá mòi, cá hồi.
  • Khoai lang, đậu phộng, đầu mè, và đặc biệt là trái thơm vì là nguồn thực phẩm dồi dào magiê. Đừng quên là lượng magiê phải bằng phân nửa lượng canxi thì chất vôi mới được ký gởi trong mô xương. Người loãng xương rất cần khẩu phần thật đa dạng vì canxi muốn vào được xương phải nhờ sự có mặt cùng lúc của nhiều khoáng chất khác.

Thực phẩm nên tránh

  • Các loại nước ngọt có ga vì hợp chất photpho trong nước giải khát ngọt hơn chè sẽ kéo chất vôi theo đường bài tiết. Tương tự như thế là thành phần photpho trong thịt nguội, cá xông khói…
  • Đừng uống quá nhiều trà vì trà tuy có chứa chất vôi nhưng chất chát trong trà, nếu ở liều lượng cao, lại là nhân tố ngăn cản sự hấp thu canxi qua niêm mạc đường tiêu hóa. Tác dụng tương tự như thế dù yếu hơn là cà phê và nhiều loại thuốc cảm! Thực đơn cho người loãng xương:
  • Rượu thì tệ hơn nữa vì không chỉ gây thất thoát canxi mà hầu như tất cả khoáng chất! – Giảm tối đa các dạng thực phẩm công nghệ và đồ hộp vì lượng muối natri thường rất cao trong đó có tác dụng tương tranh với canxi.
  • Bớt các loại rau cải như bạc hà, củ đền, rau muống vì chứa nhiều oxalat. Chất này không chỉ kết dính với canxi mà với các khoáng chất khác cần thiết cho độ bền vững của mô xương như mangan.

Bánh mì cũng là món khắc khẩu với người bị loãng xương vì thành phần phytate trong bánh mì là lý do khiến mô xương trở thành thiếu hai nhân tố cơ bản, canxi và magiê.

Dinh dưỡng cho người bị loãng xương

Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bị Loãng Xương

Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bị Loãng Xương

  • Canxi: Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cần thiết cho xương, để xương luôn khỏe mạnh. Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa các tình trạng loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương
  • Magie: Bổ sung Canxi & Magie với tỷ lệ 2:1 sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu canxi, do Magie đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển vitamin D thành dạng hoạt động để cơ thể hấp thụ được canxi.
  • Vitamin C: Việc bổ sung Vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu Canxi cho cơ thể.
  • Protein: Protein đóng vai trò then chốt trong việc hình thành hệ xương và tích lũy khối lượng xương, có khoảng 50% xương được hình thành từ protein
  • Vitamin D: Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi của cơ thể.
  • Vitamin K: Giúp kích hoạt một số loại protein như osteocalcin, giúp canxi gắn chắc vào khung xương.

LƯU Ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ để được tư vấn & hướng dẫn cách sử dụng chi tiết.

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến bệnh loãng xương

Loãng xương bổ sung gì?

Người bị loãng xương cần bổ sung các chất dinh dưỡng sau:

  • Canxi: Cơ thể con người luôn cần bổ sung lượng canxi tối thiểu (đối với người 50 tuổi là trên 1.200mg/ngày) và cơ thể người không thể tự sản sinh ra canxi. Các thực phẩm có thể giúp bổ sung canxi cho cơ thể gồm: Các loại hải sản: tôm, cua cá.v.v.v. Các loại rau màu xanh lá: như rau cải thìa, rau bina (cải bó xôi), cải xoăn, rau diếp, bắp cải… , các loại hạt vừng và hạt chia, các loại đậu, đặc biệt là đậu nành.
  • Vitamin D: Vitamin D sẽ giúp cơ thể người loãng xương hấp thu tốt Canxi gấp 3 lần. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách các loại thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, nấm, trứng, ngũ cốc. Ngoài ra, người loãng xương nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 10 – 15 phút mỗi ngày để cơ thể tự tạo vitamin D1.
  • Các chất dinh dưỡng khác: Người bị loãng xương nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác để hỗ trợ phục hồi các tổn thương và giúp xương được chắc khỏe nhất như: Protein (Đạm), Vitamin C, Vitamin K, Magie, Kẽm.

Loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương có thể rất nguy hiểm. Đây là biến chứng hàng đầu của bệnh, để lại tàn tật vĩnh viễn cho 50% bệnh nhân và tăng khoảng 20% nguy cơ tử vong sau năm đầu tiên. Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương, khiến xương trở nên yếu giòn, dễ gãy hơn.

  • Các biến chứng của loãng xương điển hình nhất là:
  • Gãy xương: Chỉ cần một cú va chạm nhẹ, thậm chí cúi gập người, ho hoặc hắt hơi cũng có thể gây gãy xương. Gãy xương cột sống hoặc gãy xương hông là những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương.
  • Lún xẹp cột sống: Bệnh loãng xương còn nguy hiểm ở chỗ làm lún xẹp đốt sống cho khoảng 3% người bệnh1. Người bệnh chỉ cần vác vật nặng, không cẩn thận té ngã hay hắt hơi thôi cũng có thể dẫn đến lún xẹp đốt sống.
  • Giảm khả năng vận động: Một biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Nhiều trường hợp, người bị loãng xương có thể bị tàn phế suốt đời, làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh loãng xương sớm là rất quan trọng.

Loãng xương có điều trị được không?

Bệnh loãng xương là tình trạng không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng thông qua các biện pháp và liệu pháp thích hợp, người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng phối hợp nhằm mục đích điều trị bệnh loãng xương. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ loãng xương của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp và theo dõi hiệu quả điều trị để điều chỉnh khi cần thiết.

Loãng xương có đau không?

Bệnh loãng xương thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, bao gồm cả đau. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể cảm nhận đau nhức ở các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, và cảm giác đau như châm chích toàn thân. Đặc biệt, vào buổi tối, cường độ đau có thể tăng lên và chỉ giảm đi khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, đau quanh cột sống cũng là một triệu chứng thường gặp.

Loãng xương có triệu chứng gì?

Bệnh loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở mức độ nặng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh loãng xương:

  • Đau lưng: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh loãng xương.
  • Giảm chiều cao: Người bệnh có thể thấy chiều cao của mình giảm dần.
  • Gù vẹo cột sống: Đây là một triệu chứng khác của bệnh loãng xương, thường được gọi là hình ảnh còng lưng.
  • Gãy xương sau một chấn thương nhẹ: Do xương trở nên yếu và giòn, người bệnh có thể gặp phải tình trạng gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ.
  • Đau nhức đầu xương: Người bệnh có thể cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.

Tuy nhiên, mỗi người có thể có các triệu chứng khác nhau. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc bệnh loãng xương, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ lưỡng.

Loãng xương ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh loãng xương có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số hậu quả tiêu biểu:

  • Gãy xương: Xương yếu và giòn, dễ gãy khi gặp những chấn thương nhỏ. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, nhưng thường hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay.
  • Xương xẹp lún: Mất xương do loãng xương ảnh hưởng đến xương vùng vỏ xương và bè xương, làm tăng độ xốp xương. Bè xương có thể bị đứt gãy gián đoạn hoặc hoàn toàn bị hủy hoại. Điều này khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún).
  • Đau lưng và giảm chiều cao: Xẹp lún cột sống có thể gây ra cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, khom lưng và dễ bị gù.
  • Phẫu thuật: Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.

Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do đó, việc phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương là rất quan trọng.

Loãng xương kiêng ăn gì?

Người bị loãng xương nên hạn chế một số thực phẩm và đồ uống sau:

  • Đồ uống có gas: Thay vào đó, hãy chọn nước lọc, nước trái cây hoặc các loại sữa.
  • Thức ăn và đồ uống chứa caffeine: Caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Muối: Nên ăn dưới 5 gram muối mỗi ngày.
  • Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn: Những thực phẩm này thường chứa nhiều muối và chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Thuốc lá và rượu: Hút thuốc và uống rượu có thể gây hại cho xương.
  • Các chất làm giảm hấp thu canxi: Cà phê, ca cao, sôcôla, nước xương, thực phẩm có nhiều sắt,…

Loãng xương nên ăn uống gì?

Người bị loãng xương nên tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Ăn thực phẩm chứa nhiều canxi: Phô mai, sữa chua, sữa bò, tôm khô, đậu tương.
  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi trong khẩu phần hàng ngày.
  • Bổ sung vitamin D và canxi theo nhu cầu.
  • Ăn đủ chất béo: Năng lượng do lipid cung cấp chiếm 15-25% tổng năng lượng khẩu phần.
  • Ăn muối < 5gram/ngày.
  • Không nên ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Không hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia, nước có gas.
  • Không uống quá nhiều cà phê và trà.
  • Hạn chế sử dụng các chất làm giảm hấp thu canxi: Cà phê, ca cao, sôcôla, nước xương, thực phẩm có nhiều sắt.
  • Ngoài ra, người bị loãng xương cũng nên thường xuyên hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải và tắm nắng 30 phút/ngày trước 9h sáng.

Loãng xương ở người cao tuổi nên ăn gì?

Người cao tuổi bị loãng xương nên ăn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, các loại rau có lá màu xanh như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, hạt vừng, các loại đậu và các loại sữa thực vật như sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó, các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hủ, các loại cá như cá mòi, cá hồi.
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Các loại béo như cá hồi (có thể cung cấp khoảng 500 IU), cá mòi, cá ngừ đóng hộp, sữa bò, sữa có nguồn gốc thực vật và nước trái cây, lòng đỏ trứng, gan bò, thịt lợn và pho mát.
  • Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, thịt ức gà, cá hồi, các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, pho mát, thực phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu pinto, đậu Hà Lan, các loại ngũ cốc.

Ngoài ra, người cao tuổi bị loãng xương cũng nên tắm nắng khoảng 30 phút mỗi ngày trước 9 giờ sáng để cơ thể tự sản xuất vitamin D1. Họ cũng nên thường xuyên hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải.

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh?

Loãng xương là tình trạng bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm hormone estrogen, một quá trình tất yếu của thời kỳ mãn kinh. Dưới đây là một số thông tin về loãng xương ở phụ nữ mãn kinh:

  • Nguyên nhân: Sự suy giảm hormone estrogen trong thời kỳ mãn kinh là nguyên nhân chính gây ra loãng xương. Ngoài ra, có thể do tiền phát hoặc thứ phát do một số bệnh lý khác gây ra.
  • Biểu hiện: Những dấu hiệu của bệnh loãng xương thường khá muộn và dấu hiệu đầu tiên thường gặp là đau những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể khi đứng hoặc ngồi lâu.
  • Hậu quả: Hậu quả của loãng xương có thể là gãy đầu dưới xương cẳng tay, gãy xương hông và lún xẹp đốt sống.
  • Phòng ngừa và điều trị: Phụ nữ sau mãn kinh cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị loãng xương phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Cần có lịch thăm khám định kỳ nhằm ngăn chặn và có biện pháp điều trị kịp thời giúp giảm tỷ lệ loãng xương gây ra gãy xương, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Loãng xương ở phụ nữ sau sinh?

Loãng xương sau sinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân:

  • Thiếu hụt Canxi: Khi mang thai, thai nhi cần nhiều canxi để phát triển bộ xương, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chế độ dinh dưỡng của người mẹ không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ rút canxi từ xương của cơ thể mẹ, làm giảm mật độ xương.
  • Cho con bú: Quá trình cho con bú cũng ảnh hưởng đến xương mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thường mất từ 3 đến 5% khối lượng xương trong thời gian cho con bú.
  • Giảm nồng độ Estrogen: Sau khi sinh, những cơ chế bảo vệ xương suy giảm, đặc biệt là giảm nồng độ estrogen, do buồng trứng suy giảm hoạt động sau mỗi kỳ sinh đẻ.
  • Triệu chứng: Phụ nữ sau sinh thường cảm thấy đau nhức khắp người, nhất là ở lưng và bàn chân.

Tuy nhiên, tình trạng loãng xương sau sinh thường cải thiện sau khi ngừng cho con bú từ 6-12 tháng. Nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN