Home Giải pháp dinh dưỡng Dinh dưỡng dành cho người bệnh sỏi thận

Dinh dưỡng dành cho người bệnh sỏi thận

by Nguyễn Hoàng Sơn

Dinh dưỡng dành cho người bệnh sỏi thận

Dinh dưỡng dành cho người bệnh sỏi thận sẽ trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa, chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện bệnh sỏi thận.

Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang. 

Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. 

Nguyên nhân bệnh sỏi thận

Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau. 

Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau: 

  • Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu. 
  • Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi. 
  • Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ. 
  • Nằm một chỗ một thời gian dài. 
  • Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại. 
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C…  

Triệu chứng bệnh sỏi thận

  • Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi. 
  • Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu. 
  • Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được. 
  • Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu. 
  • Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn. 
  • Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Phòng ngừa bệnh sỏi thận

  • Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh với các cách như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên,các loại phomat; giảm lượng đường trong các bữa ăn. 
  • Sử dụng những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận. Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê. 
  • Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh. 

Dinh dưỡng dành cho người bệnh sỏi thận

Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bị Sỏi Thận

Dinh Dưỡng Dành Cho Người Bị Sỏi Thận

  • Canxi: Việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa canxi có hàm lượng đúng quy định có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Việc kiêng quá mức các thực phẩm chứa canxi còn gây mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến loãng xương và khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, tăng khả năng tạo sỏi thận.. 
  • B complex: Vitamin B6 làm giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat 
  • Vitamin A: giúp điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, chống lại sự hình thành sỏi thận 
  • Uống nhiều nước: Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày, sao cho lượng nước tiểu một ngày lớn hơn 2,5 lít. Đi tiểu nhiều sẽ khiến sỏi ít có khả năng tái phát. Bất kể bị sỏi thận loại nào cũng cần uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, nước hoa quả và nước canh trong bữa ăn. 

LƯU Ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ để được tư vấn & hướng dẫn cách sử dụng chi tiết.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN